Giám sát thi công trần thạch cao tại nhà như thế nào?

Trần thạch cao luôn được biết đến với ưu điểm nổi bật hơn nhiều so với phương thức gạch truyền thống đó là dễ dàng và thi công nhanh chóng. Tuy nhiên, dù là biết thế nhưng không nhiều người biết đến một quy trình thi công trần thạch cao như thế nào. Do đó, bài này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này, cũng là có thể giám sát và cẩn trọng hơn về hiệu quả của công trình. 

1. Quy trình thi công trần thạch cao

Đối với hệ khung trần nổi

Bước 1: Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng cân chỉnh ống nước hoặc tia laze, đánh dấu mặt phẳng. Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2: Lắp đặt khung có thể dùng búa định vị hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc tắc ke sắt, tắc ke nhựa tùy theo loại tường, vách...

Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200 mm.

Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn quy định và đo độ phẳng của khung.

Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.

Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện quy trình thi công trần thạch cao. 



Đối với hệ khung chìm

Bước 1: Xác định độ cao trần bằng cách lấy dấu chiều cao bằng ống nước, đánh dấu mặt bằng trần. Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2: Tuỳ thuộc vào loại trần mà ta cố định thanh viền tường bằng búa đinh hay khoan bê tông và định vị bằng tắc ke sắt, tắc ke nhựa hoặc đinh thép.

Bước 3: Phân chia lưới thanh chính bằng việc xác định khoảng cách phù hợp với các điểm ty treo theo khoảng cách đã định và khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200 mm.

Bước 4: Thanh chính được liên kết với ty treo của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000 m.

Bước 5: Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc (thanh chính) bằng cách gài mép của thanh ngang vào cá của thanh chính hoặc bằng khóa liên kết tùy theo hệ khung trần.

Bước 6: Lấy mặt phẳng của dàn khung và bắt tấm vào thanh ngang bằng đinh vít. Các đầu vít phải chìm vào mặt tấm.

Bước 7: Hoàn thiện các mối nối tấm và làm phẳng trần thạch cao 

2. Những lưu ý trước khi thực hiện thi công

- Duyệt tài liệu tiến độ thi công và biểu đồ nhân lực cùng chủ đầu tư.

- Trải bạt nhựa, tấm cao su non để bảo vệ toàn bộ phần nền nhà, đảm bảo không làm xước, bẩn sàn gạch. Bọc lót, che chắn các đồ đạc trong nhà chống bụi bẩn.

- Tập kết các vật tư như: vị trí tập kết cao, khô ráo tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng vật tư.

No comments

Powered by Blogger.